giấy ráp

Giấy ráp vốn là một công cụ không còn xa lạ gì với mọi người. Loại giấy đặc biệt này có khả năng đánh bóng, làm mịn các bề mặt sần sùi của gỗ hay kim loại. Giấy ráp có thể loại bỏ bavia làm biến mất các phần sần sùi, hoen gỉ, trầy xước của các sản phẩm. Nhờ thế mà giá trị sử dụng cũng như thẩm mỹ của các sản phẩm này cũng tăng lên đáng kể. Bởi vậy, giấy ráp đã trở thành vật liệu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và trong quá trình gia công, công nghiệp.

Định nghĩa về giấy ráp

Giấy ráp khắc phục khiếm khuyết lồi lõm trên các bề mặt sản phẩm

Giấy ráp (giấy nhám) là một loại vật liệu mài mòn có dạng giấy với tác dụng khắc phục khiếm khuyết lồi lõm, sần sùi trên các bề mặt sản phẩm kim loại hay gỗ, kính và nhựa… Loại giấy này ra đời chính là giải pháp hữu hiệu đem lại tính thẩm mỹ cao cho các sản phẩm gia công trong công nghiệp.

Giấy ráp được hình thành thế nào?

Giấy ráp được tạo thành từ 3 phần cơ bản là hạt nhám (hạt cát, hạt mài), keo và phần mặt lưng được làm bằng giấy hoặc vải. Đối với loại giấy này, hạt nhám là thành phần quan trọng nhất giúp giấy ráp có khả năng mài mòn cũng như đánh bóng cho sản phẩm.

Trên thị trường hiện nay có các loại giấy với hạt mài như Garnet, oxit nhôm hay Zirconia… Phần quan trọng tiếp theo chính là keo dính, keo có tác dụng kết dính các hạt nhám với lớp vải (giấy) ở lưng, giúp tạo nên một bề mặt hoàn chỉnh cho giấy ráp.

Tác dụng của giấy ráp

Giấy ráp được cấu tạo nên từ các hạt nhám như đã nói ở trên. Tùy thuộc vào loại giấy, các hạt nhám này sẽ mang kích thước và độ nhám khác nhau, chúng sẽ được dùng với tỉ lệ nhất định để đáp ứng đúng với yêu cầu mài mòn hay đánh bóng của người sử dụng.

Khi đánh bóng kim loại, người thợ sẽ dùng giấy ráp để mài các vật liệu, xóa đi khuyết điểm sần sùi hay bị xước của sản phẩm đó đem lại sự láng mịn và tính thẩm mỹ cao.

Sau khi đã tiến hành mài mịn các sản phẩm bằng giấy ráp, người thợ thường tiến hành sơn phớt ni hoặc dùng các máy mài để tạo độ bóng mịn cao nhất cho các sản phẩm.

Điểm danh các loại giấy ráp hiện nay

Giấy ráp có rất nhiều loại bởi cấu trúc của giấy ráp được hình thành từ nhiều loại hạt nhám phân chia theo tỉ lệ khác nhau để phục vụ cho từng yêu cầu đánh bóng, mài mòn cụ thể. Thông thường giấy ráp được phân loại theo hình dạng, độ cát (nhám) và đặc tính riêng biệt.

Phân loại theo hình dáng

  • Hình vòng: giấy ráp loại này có hình vòng, thường được cấu tạo từ hạt nhám Ceramics, Pearl… giúp nâng cao khả năng chà nhám cũng như giúp xử lý các vết trầy xước nhanh chóng.
  • Hình cuộn: loại giấy này thường được cuốn thành cuộn với độ nhám cực mịn, giúp làm sạch sâu khi mài chi tiết của kim loại.
  • Dạng tờ: loại này có ưu điểm là chà mài được các vị trí khó như góc cạnh, đường viền hoặc nơi mấp mô

Phân loại theo đặc tính

  • Giấy đá lửa: loại này thường rất nhẹ, có màu vàng nhạt, dễ phân hủy
  • Giấy garnet: có màu nâu đỏ, thường dùng khi chế tạo gỗ. Loại này phù hợp chà mịn lần cuối trước khi sơn.
  • Giấy oxide nhôm: đây là một loại giấy ráp rất phổ biến dùng với gỗ và thường được sử dụng trong điện máy đánh nhám.
  • Silicon Carbide là loại giấy thường được sử dụng chủ yếu để hoàn thiện kim loại hoặc dùng “ướt chà nhám”.
  • Giấy Ceramic Sandpaper: là loại giấy ráp làm từ các chất mài mòn bền nhất trên thị trường hiện nay giúp mài mòn vô cùng tốt.
  • Giấy Zirconia: là loại giấy được kết hợp giữa hạt Aluminium và Silicon, loại này được sử dụng phổ biến để mài các sản phẩm từ inox

Phân loại theo độ cát/độ nhám

Giấy ráp còn thường được phân loại theo độ nhám – độ thô mịn. Ký hiệu độ nhám: #, P, A, AA hay còn gọi là Grit. Độ grit càng cao thì số lượng hạt cát càng dày, độ ma sát càng cao.

Giấy ráp được phân ra thành rất nhiều loại

Người ta thường căn cứ vào grit để lựa chọn loại sản phẩm giấy ráp phù hợp với nhu cầu của mình. Khi số grit càng nhỏ thì độ mài càng thô và ngược lại.

  • Giấy ráp có độ hạt P40, P60, P80 rất phù hợp với mối hàn, gỉ sét, bề mặt gỗ cứng.
  • Độ hạt P100, P120, P150, P180. P220 thường dùng khi chuẩn bị hoàn thiện sản phẩm.
  • Từ P400, P500, P600 giấy ráp được sử dụng cho bước đầu khi đánh bóng bề mặt.
  • Từ P800, P1000, P1200 thường dùng khi chà nhám vào giai đoạn cuối cùng.
  • Với độ hạt P1500, P2000, P2500… giấy ráp sẽ được dùng để hoàn thiện sản phẩm cho ra độ bóng cao.

>>> Trên đây là những kiến thức cơ bản về giấy ráp với cách phân loại cũng như những công dụng hữu hiệu của nó, trong việc đánh bóng các loại sản phẩm từ kim loại, gỗ hay nhựa và kính. Hy vọng những kiến thức trong bài sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại giấy này để biết cách lựa chọn giấy sao cho đúng nhu cầu sử dụng của mình để cho ra các sản phẩm đẹp, mịn, láng bóng nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *